Rốn trẻ sơ sinh có mủ sau khi rụng do đâu?
- 29/12/2020
- 396
Có nhiều trường hợp rốn trẻ sơ sinh có mủ sau khi rụng. Đây là dấu hiệu viêm nhiễm vùng rốn mà người thân cần hết sức lưu ý và xử trí đúng cách, kịp thời. Đưa trẻ đi khám sớm là biện pháp cần thiết nếu tình huống này xảy ra.
Rốn trẻ sơ sinh có mủ sau khi rụng do nhiễm trùng
Một thời gian dài nếu không thay băng và vệ sinh cuống rốn đều đặn cho bé sẽ dễ khiến rốn trẻ sơ sinh có mủ sau khi rụng.
Nguyên nhân khiến rốn trẻ sơ sinh có mủ sau khi rụng
Sau khi rụng, vùng rốn của trẻ sơ sinh nếu có mủ sẽ là hiện tượng bất thường, thậm chí là biểu hiện nghiêm trọng. Rốn trẻ sơ sinh có mủ là tình trạng cuống rốn của bé bị viêm nhiễm do vi trùng sinh mủ gây nên. Mủ có thể màu vàng hoặc màu trắng. Tình trạng này xuất phát từ các nguyên nhân như sau:
Rốn bé chưa được vệ sinh đúng cách: không lau rửa rốn thường xuyên, không rửa tay sạch trước khi vệ sinh cuống rốn, sử dụng những bài thuốc dân gian để đắp, bôi lên rốn không theo chỉ định của bác sĩ…Một thời gian dài nếu không thay băng và vệ sinh cuống rốn đều đặn cho bé sẽ dễ khiến rốn trẻ sơ sinh có mủ sau khi rụng.
Sai lầm trong bảo vệ rốn: băng rốn quá chặt, quá kín.
Vệ sinh quá mức cần thiết: Người thân tắm và lau rửa rốn cho trẻ quá nhiều lần, trên mức cần thiết cũng khiến rốn trẻ lâu khô, lâu lành, bị tác động quá nhiều có thể gây tổn thương. Đây cũng là cách chăm sóc sai phương pháp.
Tất cả những yếu tố trên đây sẽ khiến rốn của trẻ sơ sinh luôn bị ẩm ướt, không khô thoáng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây viêm nhiễm xâm nhập và sinh sôi, có thể gây chảy mủ ở rốn.
Rốn trẻ sơ sinh có mủ sau khi rụng thường do vệ sinh sai cách
Rốn trẻ sơ sinh có mủ là tình trạng cuống rốn của bé bị viêm nhiễm do vi trùng sinh mủ gây nên.
Xử trí đúng cách khi rốn trẻ sơ sinh có mủ sau khi rụng
Nếu nhận thấy có tình trạng rốn trẻ sơ sinh có mủ sau khi rụng hoặc ngay cả khi chưa rụng, cha mẹ hoặc người thân nên đưa bé đi khám ngay. Đặc biệt khi rốn có mủ chảy ra kèm theo mùi hôi.
Tại cơ sở y tế, bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán bệnh theo đúng chuyên môn để xác định nguyên nhân và mức độ bệnh. Thăm khám sớm với bác sĩ sẽ giúp sớm phát hiện nguyên nhân gây mủ, từ đó sẽ có chỉ định điều trị phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm.
Có thể phòng tránh việc rốn trẻ sơ sinh có mủ sau khi rụng
Cần vệ sinh phần rốn của bé hàng ngày cho đến khi cuống rốn của trẻ khô và rụng đi, giúp bé không khó chịu và tránh nhiễm trùng rốn.
Làm gì để phòng tránh tình trạng rốn trẻ sơ sinh có mủ sau khi rụng?
Có một số biện pháp giúp mẹ và người chăm sóc bé phòng tránh tình trạng rốn bé viêm nhiễm và sinh mủ như sau:
– Thường xuyên theo dõi vùng rốn của trẻ sơ sinh hàng ngày, kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường. Xin ý kiến của bác sĩ để biết cách xử lý kịp thời, đúng đắn khi có bất thường xảy ra, tránh gây hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của trẻ.
– Luôn giữ cho rốn bé sạch, thoáng và khô ráo. Không nên để tã che kín rốn mà gập mép tã xuống dưới cuống rốn để thoáng khí và giúp rốn nhanh khô, nhanh lành vết thương.
– Vệ sinh phần rốn của bé hàng ngày cho đến khi cuống rốn của trẻ khô và rụng đi. Nhớ rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi vệ sinh rốn cho trẻ để tránh vi khuẩn xâm nhập vào.
– Tuyệt đối không để dính nước tiểu hoặc phân vào cuống rốn. Nếu không may bị dây chất bẩn vào rốn cần lấy bông hoặc khăn mềm sạch thấm nước muối sinh lý và lau sạch ngay, sau đó thấm khô và thay tã mới. Không cạy vẩy, kéo cuống rốn cho dù rốn sắp rụng hẳn.
Nên cho bé đi khám khi nhận thấy rốn trẻ sơ sinh có mủ sau khi rụng
Nên cho bé đi khám ngay khi nhận thấy rốn bé xuất hiện mủ sau khi rụng
– Vệ sinh đáy rốn bằng miếng bông hoặc gạc thấm một ít cồn sát khuẩn nồng độ nhẹ. Làm từ 1 – 2 lần/ngày.
– Khi trời ấm hoặc trong phòng ấm thì chỉ nên mặc cho bé tã và áo thoáng rộng để thúc đẩy thời gian khô, se vùng rốn. Trước khi cuống rốn rụng và khô hoàn toàn, không quấn tã quá chật, kín và nhiều lớp hoặc mặc cho bé đồ bó sát .
– Sau khi tắm, vệ sinh cá nhân cho trẻ, cần thay băng rốn cho bé ngay sau khi lau khô người bé. Nên sát khuẩn tay bằng cồn 70 độ trước khi gỡ bỏ gạc và băng rốn cũ cho bé. Thấm dung dịch Povidine vào đầu tăm bông và nhẹ nhàng lau sạch từ đầu rốn đến chân rốn. Sau đó đắp băng gạc mới lên và đeo băng rốn sạch mới cho bé.
– Không băng rốn quá chặt bởi như vậy sẽ ngăn không khí vào làm thông thoáng rốn. Rốn sẽ khó khô và lâu lành, dễ ẩm ướt và nhiễm trùng.
– Đồ dùng, quần áo của trẻ phải luôn đảm bảo sạch sẽ, khô ráo. Nơi trẻ ăn ngủ, sinh hoạt cần thông thoáng, sạch sẽ. Không để trẻ ở nơi quá kín gió, bí và ẩm ướt, bởi như vậy sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào cuống rốn gây viêm nhiễm và có thể sinh mủ
– Không tự ý bôi, đắp hay rắc thuốc không theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt cần tránh áp dụng những bài thuốc dân gian, thuốc Nam… bởi dễ gây nhiễm trùng, viêm vùng rốn bé rất nguy hiểm.
Bình luận